Cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, chi tiết từ A->Z

Cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả như thế nào bởi kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp, giám sát quá trình KD. Mời các bạn cùng chuyên mục kinh doanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Vì sao phải lên kế hoạch kinh doanh?

Để đạt được mục tiêu, bất kỳ ý tưởng kinh doanh hoặc khởi nghiệp nào đều cần phải lập kế hoạch kinh doanh cụ thể nếu muốn đạt được thành công. Lập kế hoạch kinh doanh có thể giúp cho doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh hơn bằng cách tạo ra một nền tảng vững chắc và giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp của bạn.

Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh cũng giúp cho việc quảng cáo và nhận đầu tư tài chính trở nên dễ dàng hơn bởi vì các nhà đầu tư hay ngân hàng cần biết rõ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Cuối cùng, một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể cũng giúp bạn đưa ra những quyết định chiến lược chính xác và kịp thời.

Cần chuẩn bị gì khi viết kế hoạch kinh doanh?

Để hoàn thiện một bản kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải thu thập các dữ liệu và thông tin có liên quan như sau:

  1. Thu thập thông tin số liệu: Mô hình kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp, tầm nhìn sứ mệnh, thông tin liên quan đến doanh nghiệp (bao gồm địa chỉ, email, số điện thoại…), thông tin tài chính, quản trị rủi ro…
  2. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan: Logo và nhận diện thương hiệu, các tài liệu liên quan đến kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ hay tài liệu phân tích ngành, đối thủ cạnh tranh…
  3. Xác định đối tượng thực hiện: Người thực hiện kế hoạch có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp hoặc là kết hợp giữa các bộ phận có chuyên môn khác nhau.

Cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Bước 1: Khái quát kế hoạch kinh doanh là 1 trong cách lập kế hoạch kinh doanh

Để thu hút sự quan tâm của khách hàng và nhà đầu tư, việc giới thiệu khái quát kế hoạch kinh doanh rất quan trọng. Điều này giúp họ nắm bắt được những ý chính và cảm thấy thuyết phục.

Các thông tin cần được nhấn mạnh bao gồm:

  • Vị trí của doanh nghiệp trong thị trường
  • Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh
  • Các vấn đề cần giải quyết và phương thức giải quyết, cũng như các điểm nổi bật về tài chính.

Bước 2: Giới thiệu doanh nghiệp

Để giới thiệu công ty và kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết và toàn diện, các thông tin sau cần được trình bày:

  • Tên pháp lý, địa chỉ kinh doanh và thông tin liên hệ.
  • Tôn chỉ kinh doanh.
  • Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của công ty, bao gồm mô tả hoạt động kinh doanh, con đường phát triển và những giá trị quan trọng nhất.
  • Cơ cấu doanh nghiệp, bao gồm hồ sơ công ty, chức năng và mục tiêu kinh doanh của từng bộ phận, hội đồng quản trị, đội ngũ quản lý và các nhân tố hỗ trợ bên ngoài.
  • Lịch sử hoạt động, đầu tư của công ty.
  • Sơ lược về sản phẩm hoặc dịch vụ, giá cả, phân phối, các yếu tố rủi ro và lợi thế cạnh tranh.
  • Tổng quan về thị trường và việc doanh nghiệp phù hợp với các xu hướng nhân khẩu học, kinh tế, xã hội, ngành, thị trường và văn hóa.

Bước 3: Sản phẩm và dịch vụ là 1 phần trong cách lập kế hoạch kinh doanh

Để mô tả sản phẩm một cách cụ thể, cần làm hai bước sau:

Đầu tiên, cần thể hiện rằng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, giải quyết các vấn đề của họ.

Sau đó, mô tả tình trạng hiện tại của sản phẩm đối với các nhà đầu tư bao gồm:

  • Hình thức sản phẩm (kèm ảnh minh họa): sản phẩm hoặc dịch vụ là gì, được cung cấp cho khách hàng dưới hình thức nào (sản phẩm vật liệu, dịch vụ chăm sóc, trang web, ứng dụng,…)
  • Chức năng cốt lõi: chẳng hạn như giải trí, giải khát, chăm sóc sức khỏe, mạng xã hội, giao dịch,…
  • Các ưu điểm của sản phẩm: chẳng hạn như tính tiện lợi, thiết kế đẹp mắt, giá thành hợp lý, thành phần tự nhiên… Đây là phần cần được tối ưu hóa và giới hạn trong 1-3 trang.

Bước 4: Phân tích thị trường

  • Đánh giá quy mô, cấu trúc và phân chia thị trường mà công ty đang hoạt động.
  • Xác định các thị trường mục tiêu để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Phân tích nhóm khách hàng tiềm năng bao gồm thói quen và phương thức tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và sự cạnh tranh trong ngành.
  • Đánh giá tình hình hiện tại của sản phẩm trên thị trường, bao gồm giai đoạn phát triển của sản phẩm (trống / phát triển mới / tăng trưởng cao / đã phát triển / bão hòa), đánh giá vị trí thương hiệu.
  • Dự báo xu hướng thị trường và đánh giá cơ hội để phát triển sản phẩm.
  • Đánh giá chính sách ngành và tác động của nó đến sản phẩm và thị trường.

Bước 5: Phân tích đối thủ cạnh tranh là 1 phần trong cách lập kế hoạch kinh doanh

  • Có phải độc quyền trong ngành?
  • Đánh giá thị phần của đối thủ cạnh tranh dựa trên các phân khúc thị trường.
  • Phân tích các đối thủ cạnh tranh chính (trực tiếp và gián tiếp): sức mạnh của công ty, tình hình sản phẩm.
  • Phân tích sản phẩm cạnh tranh: liệt kê, đặc điểm nổi bật, nhược điểm và sự khác biệt của sản phẩm.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm năng và dự báo thay đổi của thị trường.

Bước 6: Chiến lược tiếp thị & bán hàng

Tổng quan về kế hoạch tiếp thị gồm các nội dung sau:

  1. Xây dựng chính sách bán hàng: Bao gồm đề xuất giá bán, lựa chọn kênh bán hàng, phân phối sản phẩm đến đối tượng khách hàng cụ thể.
  2. Phương pháp bán hàng và dịch vụ hậu mãi: Bao gồm cách thức tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với khách hàng, cũng như đề xuất dịch vụ hậu mãi phù hợp để nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
  3. Lực lượng bán hàng và chính sách phân phối lợi ích bán hàng: Đề xuất mô hình và quản lý lực lượng bán hàng hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các chính sách phân phối lợi ích cũng cần được xem xét để thu hút và giữ chân nhân viên bán hàng tốt.
  4. Xúc tiến và thâm nhập thị trường: Đề xuất các hoạt động xúc tiến thương hiệu để tạo sự quan tâm của khách hàng, cũng như phương thức thâm nhập vào thị trường mới.
  5. Phương thức khuyến mại chính: Đề xuất các chiến lược khuyến mại sản phẩm để tạo động lực mua cho khách hàng.
  6. Chiến lược quảng cáo / PR, đánh giá truyền thông: Xây dựng chiến lược quảng cáo và PR phù hợp để tăng cường nhận thức thương hiệu và tạo sự tin tưởng từ khách hàng, cũng như thực hiện đánh giá truyền thông để đo lường hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị.

Bước 7: Quản lý hoạt động

Phần này sẽ trình bày chi tiết về hoạt động thực tế của doanh nghiệp, bao gồm cả chi phí liên quan đến:

  • Nhân sự: số lượng nhân viên, chi phí lương, thưởng và các khoản chi phí khác liên quan đến nhân viên.
  • Vật tư và sản xuất: chi phí nhập hàng, chi phí nguyên liệu, thời gian sản xuất, tình trạng tồn kho và các vấn đề liên quan.
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị: chi phí mua hoặc thuê văn phòng, chi phí vận hành, bảo trì, thay mới máy móc, tài sản thế chấp (nếu có), cũng như kế hoạch phát triển các cơ sở bán lẻ khác nếu có.

Bước 8: Kế hoạch tài chính

Cần trình bày chi tiết số tiền đầu tư yêu cầu, vốn chủ sở hữu, mục đích sử dụng vốn (tiền lương nhân viên, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chi phí khuyến mại…) và xác định liệu đã từng được đầu tư trước đó hay chưa.

Ngoài ra, để thu hút các nhà đầu tư, cần cung cấp thông tin chi tiết về tài chính hiện tại của công ty và dự báo cách sử dụng ngân sách trong tương lai. Một số bảng và biểu nên được đưa ra để minh họa, bao gồm:

  • Bảng doanh thu bán hàng
  • Bảng chi phí
  • Bảng lương nhân viên
  • Bảng tài sản cố định
  • Bảng cân đối kế toán
  • Dự báo lợi nhuận và thời gian trả lời nhuận
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Phân tích các chỉ tiêu tài chính.

Bước 9: Phụ lục

Phần này bao gồm các tài liệu hỗ trợ khác cho quá trình lập kế hoạch kinh doanh, bao gồm cả tài liệu bổ sung, tài liệu mật và các tài liệu khác tương tự.

Xem thêm: Môi trường kinh doanh là gì? Vai trò, thực trạng môi trường kinh doanh?

Xem thêm: Kinh doanh hệ thống là gì? Cách vận hành một hệ thống

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về cách lập kế hoạch kinh doanh sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích

Bài liên quan