Nhảy dây mỗi ngày với 6 tác dụng không thể bỏ qua. Việc nhảy dây mới nhìn thì khá đơn giản tuy nhiên để duy trì đều đặn lại đòi hỏi người luyện tập phải kiên trì. Vậy tác dụng chính của việc nhảy dây mỗi ngày là gì. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết tưới đây của tin thể thao.
Tác dụng của nhảy dây
Nhảy dây có tác dụng gì, câu trả lời sẽ là có rất nhiều những tác dụng khác nhau, dưới đây là một vài tác dụng nổi trội nhất bạn không thể bỏ qua.
Nhảy dây giúp cơ bắp săn chắc
Giúp săn chắc cơ bắp chính là một trong những tác dụng nổi bất nhật mà môn thể thao này mang lại. Bởi vì khi tập luyện với dây thì mọi cơ bắp sẽ đều được vận động một cách linh hoạt, nhịp nhàng. Cùng phân tích để hiểu rõ hơn.
Nhảy dây mỗi ngày có tác dụng gi
Đối với phần bắp chân nhảy lên nhảy xuống đều đặn giúp chắc khoẻ, bắp tay thì được hoạt động lin hoạt lên và xuống.
Có thể nói nhảy dây tác động trực tiếp lên toàn bộ cơ thể, từ tay chân, đùi, mông…
Nhảy dây có tăng vòng 3 không?
Câu trả lời là có, tuy nhiên nếu muốn nhảy dây tăng vòng 3 thì bạn cần phải áp dụng những bài tập dưới đây.
- Nhảy hai chân: Phương pháp này khá đơn giản, thực hiện dễ dàng. Động tác này có tác dụng khởi động và làm nóng toàn thân. Từ đó sẽ giúp cho bạn có thể thực hiện được nhiều kiểu nhảy thuận lợi và dễ dàng hơn.
- Nhảy dây chạy bộ: Đây là việc gần giống như luyện tập trên máy chạy bộ gia đình hoặc ở phòng tập vậy vậy. Việc này sẽ giúp đôi chân linh hoạt hơn, giảm mỡ đùi, bụng dưới thon gọn, săn chắc cơ mông và còn giảm cân hiệu quả. Khi đã quen với động tác hãy tập nhảy nâng cao đùi hơn một chút. Để đem đến hiệu quả tốt hơn nhé.
- Nhảy từng chân: Co 1 chân lên và chỉ nhảy với chân còn lại. Động tác này sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng của đôi chân. Nó cũng sẽ khiến chân thêm khỏe hơn, đùi và hông cũng săn chắc và thon gọn hơn.
Nhảy dây dáng đẹp
Việc nhảy dây sẽ giúp dáng đẹp hơn, lý do là bởi vì
- Nếu bạn tiến hành nhảy dây trong vòng 30p thì sẽ có thể giúp cho cơ thể tiêu hao được khoảng 450 calo. Nếu bạn thực hiện nhảy 80-100 nhịp nhảy/phút tương đương với chạy bộ 10km hoặc đạp xe 30km/h.
- Có thể coi đây là một cách tập luyện mất ít thời gian, nhưng lại đem lại hiệu quả tốt đấy chứ nhỉ?
Tốt cho tim mạch
Khi bạn nhảy dây, tim của bạn sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường. Bởi vậy nó sẽ giúp mang tới oxy cho các cơ quan trong cơ thể nhanh hơn.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Nhìn chung đối với các bài tập thể dục thì luôn là phương pháp an toàn giúp con người cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn. Những động tác nhảy dây sẽ giúp bạn nhanh chóng giải phóng năng lượng, giảm bớt suy tư, stress… Sau những ngày làm việc, học tập mệt nhọc.
Tăng sự tập trung khi nhảy dây
Khi luyện tập thể dục thường xuyên, thì cơ thể sẽ phản ứng nhanh nhẹn hơn khi đó khả năng tập trung sẽ cao hơn.
Hướng dẫn nhảy dây đúng cách
Để phát huy được hết hiệu quả của việc nhảy dây bạn cần phải nắm được một vài tips dưới đây, để tránh làm cơ thể bị thương. Cũng như đạt hiệu quả cao nhất.
Khởi động trước khi tập.
Cho dù là bài tập gì, chạy bền, hay những bài tập nhảy dây. Thì người tập đều cần phải khởi động toàn bộ cơ thể, xoay cổ tay, cổ chân, kết hợp khớp vai,.. Để giúp cơ thể kịp thích nghi với bài tập
Vị trí cánh tay khi nhảy dây
- Vai cần thả lỏng xuống dưới, giữ khuỷu tay gần thân, và đảm bảo cổ tay chỉ hơi thấp hơn khuỷu tay một chút.
- Khi nhảy chỉ nên sử dụng phần cổ tay và cẳng tay để thực hiện nhịp nhảy. Khi mới tập, hãy luyện tập một cách từ từ, dần dần tăng thời gian và nhịp nhảy dần dần. Để nâng cao kỹ năng và sức bền được tốt hơn.
Độ cao khi nhảy:
- Với chiều cào khi nhảy bạn chỉ nên nhảy cao hơn vài cm so với mặt đất. Miễn sao chân không chạm dây là được.
- Khi tiếp đất cần nhẹ nhàng bằng cách dồn trọng lượng vào giữa đôi chân để giảm tác động lên gân và các khớp xương.
Về thời gian nhảy dây:
Thời gian tốt bạn nên dành cho nhảy dây khoảng từ 10 – 20 phút mỗi ngày. Với tốc độ nhanh dần đều khoảng 60 – 70 lần/phút sau đó tăng dần khoảng 140 – 160 lần/phút.
Trên đây là tổng hợp thông tin giải đáp cho câu hỏi nhảy dây có tác dụng gì. Và đồng thời chia sẻ một vài cách tập nhảy dây đúng cách. Để bạn nhanh chóng đạt được hiệu quả với những bài tập của mình.
"Lưu ý: Các ý kiến và thông tin được chia sẻ trong nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi mong muốn rằng bạn sẽ sử dụng thông tin này như một tài liệu tham khảo để tự nắm bắt và phản biện theo quan điểm và nhu cầu cá nhân của mình."