Đau gót chân khi chạy bộ, những nguyên nhân chính dẫn tới trường hợp này. Đâu là phương pháp khắc phụ hiệu quả nhất giúp giảm thiệu hiện tượng này xảy ra. Cùng tin thể thao tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây đau gót chân khi chạy bộ
Gân tại gót chân còn được gọi là gân Achilles – các mô kết nối gót chân với cơ bắp chân dưới. Viêm gót chân chính là một chấn thương của gân Achilles, dải mô này nốt các bắp chân ở phía sau chân dưới với xương gót chân.
Hiện tượng đau gót chân khi chạy bộ thường được gây ra với nhiều nguyên nhân như tăng quãng đường chạy lên quá nhiều, đột ngột, giày chạy không phù hợp hoặc do cấu trúc tự nhiên của bàn chân, bắp chân khiến cho gân chân bị chèn ép nhiều, khi bạn chạy một quãng đường dài. Bên cạnh đó cơ bắp tại chân quá căng cũng có thể chính là nguyên nhân gây ra cơn đau.
Đau gót chân khi chạy bộ cũng còn do nhiều nguyên nhân như mất cân bằng về khối lượng cơ, viêm khớp, dây thần kinh bị tổn thương, gãy xương do mỏi,… Còn đối với chứng viên gan gân chân thì lại thường là do sự đau nhức, rách hoặc là đứt gân lòng bàn chân.
Đối với những người có lòng bàn chân phẳng hoặc là võng quá mức cũng thường gặp phải hiện tượng đau gót chân, bởi nhũng dạng bàn chân này thường làm tăng áp lực lên gân lòng bàn chân. Gân lòng bàn chân là một sợi gân, dây chằng lớn, chạy dọc phần mặt của lòng bàn chân.
Phương pháp hạn chế đau gót chân khi chạy bộ
Đề hạn chế những con đau gót chân này, bạn cần phải khởi động thật kỹ trước khi chạy, luôn tập giãn cơ sau khi tập luyện và lựa chọn một đôi giầy phù hợp. Ngoài ra nên có thời gian nghỉ ngơi phù hợp cho đôi chân được phục hổi trước khi tiếp tục luyện tập trở lại.
Cách điều trị đau gót chân sau khi chạy bộ
Trường hợp nếu bạn thấy gặp phải tình trạng đau gót chân sau khi chạy bộ thì hãy tuân theo những biện pháp điều trị sau đây
Nghỉ ngơi
Bạn cần dành cho mình khoảng thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi lại sau khi gặp phải chấn thương trong quá trình chạy, tạm dừng các hoạt động có thể gây đau vùng gót chân. Chỉ tiếp tục chạy khi các triệu chứng này đã giảm dần.
Để giảm cơn đau nhức và gia tăng độ dẻo dai của bàn chân và thực hiện một số bài tập giãn cơ bàn chân, bắp chân nhẹ nhàng khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
Dùng đá hoặc các loại dược liệu để giảm viêm sưng
Đề việc sưng đau giảm bớt bạn có thể dùng túi chườm đá đặt lên gót chân bị đau khoảng 20/lần, mỗi ngày vài lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số phương pháp giúp giảm đau tự nhiên như viên uống dầu cá, nghệ, đinh hương, các phương pháp châm cứu và massage,…
Dùng các tấm đệm lót trong giày
Sử dụng thêm các tấm đệm, tấm lót trong giày để việc đi lạ và chạy được dễ chịu hơn. Những tấm đệm này có thể giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng, ngăn không cho bàn chân phải di chuyển quá nhiều không đúng cách. Tốt nhất là bận nên tránh đi bằng chân trần để giảm áp lực và khiến gót chân càng đau nhức.
Sử dụng nẹp chân đêm
Nếu bạn muốn giữ cho phần gan bàn chân không tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà thì có thể sử dụng nẹp chân đêm trong vài tuần để hô x trợ bàn chân và mắt cá chân.
Tìm tới bác sĩ khi cần thiết
Thường thì nếu như bạn không thể tự chữa trị đau gót chân bằng phương pháp nêu trên, hoặc đã thực hiện theo nhưng vẫn không có dấu hiệu cải thiện trong vài tuần thì cần phải tìm tới bác sĩ, hoặc những chuyên gia vật lý trị liệu. Họ có thể chẩn đoán đúng nguyên nhân và khuyến nghị lộ trình điều trị phù hợp cho bạn. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ bạn bị đau nhức gót chân quá mức, không thể đi lại hoặc vùng gót chân bị sưng tấy đỏ.
Những lưu ý khi chạy bộ để tránh đau gót chân
- Khởi động thật kỹ trước khi chạy để tránh những nguy cơ chán thương.
- Tránh tăng khoảng cách chạy lên đột ngột, hoặc thường xuyên chạy lên dốc, hoặc chạy trên mặt đất gồ ghề cũng sẽ khiến gót chân dễ bị thương hơn.
- Tìm bài tập phù hợp với độ tuổi tránh những chấn thương không cần thiết.
- Sử dụng đôi giày phù hợp, vừa chân để tránh nguy cơ chấn thương gân chân do giày
Trên đây là tổng hợp những thông tin về đau gót chân khi chạy bộ, nguyên nhân và những phương pháp khắc phục tình trạng này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh trên mọi cung đường chạy của mình.
"Lưu ý: Các ý kiến và thông tin được chia sẻ trong nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi mong muốn rằng bạn sẽ sử dụng thông tin này như một tài liệu tham khảo để tự nắm bắt và phản biện theo quan điểm và nhu cầu cá nhân của mình."